RSS

Tờ ghi nhớ các lệnh cơ bản trong Ubuntu!


Tờ ghi nhớ các lệnh cơ bản trong Ubuntu!


tờ này ghi các câu lệnh cơ bản trong Ubuntu và chia thành các mục,rất dễ đọc và hiểu.

chúc anh em luôn vui và hạnh phúc với “em yêu” Ubuntu của mình hihi!

link down tại đây

dung lượng 137kb,định dạng pdf,gồm 2 trang

Các Bạn cũng có thể xem thêm Tại : http://www.tailieuit.com/4r/threads/to-ghi-nho-cac-lenh-co-ban-trong-ubuntu.312/#post-513

Nguồn : http://www.tailieuit.com

 
1 bình luận

Posted by trên 05/12/2011 in Ubuntu + Debian

 

Quản lý phông chữ trong Linux bằng FontMatrix


Viết phần mềm cho Linux, biên dịch kernel, thiết lập các máy chủ,… hay rất nhiều vấn đề khác có thể bạn đã thực hiện qua. Tuy nhiên có một việc đơn giản mà hầu hết trong số chúng ta ít ai biết đến đó là cách thêm vào các bộ phông chữ mới như thế nào và cách thực hiện nào là đơn giản và dễ dàng cho cả những người mới sử dụng hệ điều hành này. Trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một tiện ích mang tên FontMatrix, đây là một tiện ích có thể giúp người dùng Linux thực hiện được vấn đề như đặt ra ở trên.

Về FontMatrix

Về mặt kỹ thuật mà nói, FontMatrix chạy trên hệ điều hành Windows và OSX, tuy nhiên nó không có các tập tính năng hoàn chỉnh. Chính vì vậy mà chúng ta sẽ sử dụng phiên bản Linux trong hướng dẫn này. Các gói cài đặt cho cả ba nền tảng đều có thể được download tại đây, tuy nhiên hầu hết người dùng Linux đều có thể tìm được gói sản phẩm trong kho lưu trữ chuẩn của phân phối. Cho ví dụ, người dùng Ubuntu có thể cài đặt qua Ubuntu Software Center với lệnh

sudo apt-get install fontmatrix

Xem các phông chữ đã được cài đặt

Trong khung nhìn mặc định, bạn có thể duyệt các phông chữ đã được cài đặt cũng như các kiểu con của mỗi loại phông.

Font Matrix 2

Có hai cách có thể xem trước tốt hơn các phông chữ của bạn. Đầu tiên là di chuyển tab Previewsthay vì Name, thao tác của bạn sẽ làm xuất hiện danh sách các phông chữ với tất cả các tên được viết trong phông tương ứng.

Tiếp theo, phương pháp xem khác, là chọn một đoạn văn bản xem trước của bạn. Để thực hiện điều đó, bạn hãy kích vào Edit -> Preferences -> Sample Collection. Tại đây, bạn có thể chèn thêm vào các khối văn bản của mình, đây là các khối văn bản được sử dụng để xem trước, chúng cho phép bạn có thể cuốn qua danh sách các phông chữ để xem chính xác các kiểu phông được hiển thị trên đoạn văn bản của bạn như thế nào.

Khi đã bổ sung thêm đoạn văn bản, bạn có thể kích tab Sample Text gần phía trên cửa sổ, nó sẽ sử dụng đoạn văn bản mà bạn đã thêm vào để xem trước.

fontmatrix-view2

Thêm các phông chữ mới

Để thực hiện hành động này, trước tiên bạn cần tải về các bộ phông. Có nhiều địa chỉ trực tuyến để bạn có thể tìm và tải về các bộ phông này, Google sẽ là một người bạn tin cậy ở đây, tuy nhiên một địa chỉ khác mà bạn có thể tìm kiếm ở đó là UrbanFonts.com.

Quan trọng: Khi import, bạn sẽ chọn thư mục có chứa bộ phông chữ để import. Nếu bạn muốn download về mynewfont.ttf, khi đó bạn nên tạo một thư mục mynewfont trước để lưu kiểu phông này trước khi import nó vào FontMagic.

Khi đã download được các phông chữ mới, bạn hãy quay trở lại với FontMatrix và kích File -> Import. Chọn thư mục có chứa phông của bạn và kích Open.

fontmatrix-addnew

Từ đây, phông chữ của bạn sẽ được cài đặt và sẵn sàng cho sử dụng trong FontMatrix cũng như các ứng dụng khác.

Kết luận

FontMatrix được thiết kế khá thông minh ngay từ đầu để cung cấp một cách thức đơn giản cho việc quản lý các bộ phông chữ. Nhiều phương pháp xem trước phông của chương trình tỏ ra hết sức hữu dụng và độc nhất. Chỉ có một nhược điểm mà FontMatrix có lẽ cần khắc phục và các hướng dẫn cụ thể cho các tính năng của nó. Tuy nhiên phần mềm mã nguồn mở này có thể thực hiện công việc rất tốt, như những gì mong đợi trong việc quản lý phông chữ của hệ thống.

CachCaidat.com

 
 

Thay đổi vị trí boot mặc định trong GRUB 2


GRUB 2 ra đời với hàng loạt thay đổi so với GRUB legacy (phiên bản Grub trước). Dù muốn hay không, bạn buộc phải làm quen với GRUB 2 vì nó đã được tích hợp vào Ubuntu 9.10. Bài viết này chỉ đề cập đến một vấn đề rất nhỏ nhưng hay thường gặp trong việc cấu hình GRUB nói chung và GRUB 2 nói riêng, đó là chỉnh sửa vị trí boot mặc định.

Đặt vấn đề: Tôi có cài sẳn một hệ điều hành (ví dụ windows), khi cài thêm Ubuntu 9.10 vào thì chương trình GRUB 2 luôn mặc định trỏ đến dòng Ubuntu 9.10. Bây giờ tôi muốn nó mặc định trỏ đến hệ điều hành quen thuộc của tôi (windows) khi khởi động thì phải làm thế nào?

Nếu ở GRUB legacy thì bạn sẽ nghĩ ngay đến tập tin menu.lst trong /boot/grub/, nhưng qua đến GRUB 2 thì khái niệm này không còn nữa. Có người bảo rằng menu.lst năm xưa giờ là grub.cfg nên chỉ việc chỉnh sửa grub.cfg là xong thôi. Điều đó cũng đúng nhưng cũng có phần… sai! Đúng là bạn có thể tìm thấy trong đó những thông tin giống giống với GRUB cũ, còn sai là vì tập tin đó sinh ra không để chỉnh sửa.

Bởi vì nó là một tập tin do máy tính tạo ra nó có thể bị thay đổi chỉ với một câu lệnh. Do đó đừng có cố chỉnh sửa tập tin grub.cfg nhé!

Vậy thì ta sẽ chỉnh sửa ở đâu? Hơi lằng nhằng một chút, những cũng không quá phức tạp đâu! Ta sẽ tìm đến tập tin tên là grub trong /etc/default/ . Đây mới chính là tập tin ta cần thay đổi (dĩ nhiên là với quyền root rồi nhé! )

# If you change this file, run ‘update-grub’ afterwards to update
    # /boot/grub/grub.cfg.

    GRUB_DEFAULT=0
    #GRUB_HIDDEN_TIMEOUT=0
    GRUB_HIDDEN_TIMEOUT_QUIET=true
    GRUB_TIMEOUT=10
    GRUB_DISTRIBUTOR=`lsb_release -i -s 2> /dev/null || echo Debian`
    GRUB_CMDLINE_LINUX_DEFAULT=”quiet splash”
    GRUB_CMDLINE_LINUX=”"

    # Uncomment to disable graphical terminal (grub-pc only)
    #GRUB_TERMINAL=console

    # The resolution used on graphical terminal
    # note that you can use only modes which your graphic card supports via VBE
    # you can see them in real GRUB with the command `vbeinfo’
    #GRUB_GFXMODE=640×480

    # Uncomment if you don’t want GRUB to pass “root=UUID=xxx” parameter to Linux
    #GRUB_DISABLE_LINUX_UUID=true

    # Uncomment to disable generation of recovery mode menu entrys
    #GRUB_DISABLE_LINUX_RECOVERY=”true”

Những dòng đầu tiên chắc sẽ quen thuộc nếu bạn có vọc với GRUB một hai lần. Hãy chú ý đến dòng đầu tiên:

GRUB_DEFAULT=0

Đây là thứ cần chỉnh nếu muốn thay đổi vị trí boot mặc định trong menu GRUB 2.
Hãy thay 0 bằng các con số tượng trưng cho vị trí của các mục trong menu (0 là mục đầu tiên) hay bằng từ “saved” – nét mới trong GRUB 2. Khi GRUB_DEFAULT=saved thì GRUB sẽ nhớ vị trí của mục đã được boot ở lần khởi động trước, lần khởi động sau sẽ trỏ đến đúng vị trí đó. Còn nếu thay bằng con số thì ta phải bận tâm đến mục lựa chọn mà ta muốn chọn làm mặc định nằm ở vị trí thứ mấy trong mục để điền vào cho thích hợp.

Trong trường hợp thay bằng số thì sau đây là cách để biết vị trí của mục cần chọn. Thông thường, các hệ điều hành khác được cài sẳn sẽ được Ubuntu nhận diện và để ở dưới cùng của bảng lựa chọn. Với phiên bản 9.10, Ubuntu cho ta tới 4 mục lựa chọn, vậy các hệ điều hành khác sẽ nằm từ vị trí thứ 5 trở đi, và vì vị trí đầu tiên bắt đầu từ số 0, cho nên vị trí thứ năm phải là số 4.
Để biết có bao nhiêu mục trong menu thì chạy lệnh sau:

grep menuentry /boot/grub/grub.cfg

Sau khi xem xét kĩ lưỡng ta thay 0 bằng 4:

GRUB_DEFAULT=4

Lưu lại tập tin và đừng có restart vội, vẫn còn một bước cuối cùng nữa:
Chạy lệnh này trong terminal:

sudo update-grub

Lệnh này sẽ cập nhật thông tin từ các tập tin riêng lẻ trong /etc/grub.d và tập tin vừa mới chỉnh /etc/default/grub vào trong tập tin /boot/grub/grub.cfg. Do đó, không được thay đổi tập tin grub.cfg một cách thủ công cũng là vì lẽ này.

Vậy là xong rồi đó. Rườm rà phức tạp quá phải không? Cái gì mới cũng cần có thời gian làm quen tìm hiểu, rồi đâu sẽ vào đó thôi.

Bổ sung: ngoài việc thay bằng các con số thứ tự và từ saved ra ta còn có thể dùng chính xác tên của mục lựa chọn. Ưu điểm là không cần phải quan tâm đến vị trí của mục trong bảng lựa chọn nữa. Cách thay như sau:

GRUB_DEFAULT=”xxxx”

Với xxxx là tên chính xác của mục, nhớ phải kẹp giữa 2 dấu ngoặc kép.
Để biết tên mục ta cũng chạy lệnh:

grep menuentry /boot/grub/grub.cfg

Nguồn :http://www.tailieuit.com/4r/threads/thay-doi-vi-tri-boot-mac-dinh-trong-grub-2.315/

 
 

Một số kiến thức về phân vùng ổ cứng


Phân vùng chính (Primary Partition ) , Phân vùng Mở Rộng ( Extended Partition ) , Phân vùng Logic ( Logical Partition ) .

Sector ( cung từ ) là đơn vị lưu trữ nhỏ nhất trên ổ cứng . Sector có 4 giá trị , dao động từ 512 Bytes cho đến 4096 Bytes . ( theo số mũ của cơ số 2 ) .

Cluster (nhóm cung từ): là đơn vị lưu trữ nhỏ nhất để lưu file trên ổ cứng gồm từ 1-128 sector liên tục.

Chương trình khởi động Hệ Điều Hành ( chỉ là 1 đoạn mã ngắn , gọi là mã khởi động Boot Code ) được đặt ở 1 sector , gọi là Boot Sector . Mỗi phân vùng trên ổ cứng đều có 1 boot sector được đặt ở đầu phân vùng :) . Boot Code của mỗi phân vùng là khác nhau và do mỗi Hệ Điều Hành sử dụng phân vùng tự cài đặt . Boot Setor của Đĩa Mềm chính là sector đầu tiên , đĩa mềm không chia phân vùng được ( Cuối tháng 3/2011 , người ta ngưng sản xuất đĩa mềm , đúng là hơi buồn :( )

MBR ( Master Boot Record ) là sector đầu tiên của ổ cứng , không thuộc phân vùng nào cả , lại không phải là Boot Sector :) . Khi ta bật máy tính , BIOS của MainBoard sẽ thực hiện thao tác Kiểm tra thiết bị phần cứng , sau đó là tìm Đoạn Mã khởi động Hệ Điều Hành ( HĐH ) . Nếu ta chọn khởi động từ ổ cứng , BIOS sẽ tìm đến MBR trước để nạp tiếp chương tình khởi động cho máy :) . Tuy nhiên , MBR chưa thật sự nạp HĐH . Boot Code trong MBR sẽ xác định trong hiện tại : ổ cứng có chứa bao nhiêu Partition , có bao nhiêu HĐH , HĐH nào chiếm giữ phân vùng đó . Mỗi Phân vùng có 1 cờ hiệu ( Flag ) cho biết phân vùng có được ưu tiên kích hoạt ( Active ) khi khởi động hay không .

Có nhiều kiểu cờ như Boot , lba , lvm ( Logical Volume Manager ) …

Ví Dụ : Đối với cờ Boot ( ưu tiên khởi động ) , nếu cắm cờ ở phân vùng nào thì khi khởi động , MBR sẽ nạp Boot Code của phân vùng đó để khởi động HĐH tương ứng của nó . Cờ Boot chỉ được kích hoạt ở 1 phân vùng duy nhất . Chỉ có Phân vùng Chính hoặc Phân vùng Mở Rộng mới Active được , phân vùng logic không có khả năng đánh dấu kích hoạt , tức là không Active được .

Muốn thay đổi Active từ phân vùng này sang phân vùng khác , ta phải sử dụng 1 chương trình trung gian . Đó có thể là fdisk , Partition Magic của DOS hay là Gparted của Linux . Ví Dụ : sử dụng Gparted , click chuột phải vào 1 phân vùng , chọn Manage Flags ( Đây là mục quản lý Cờ ) . Sau đó chọn cờ mà mình muốn .

Phân vùng Mở Rộng chính là 1 nhánh của phân vùng chính , nhưng có tính năng mở rộng . Với tính năng này , ta có thể tạo ra nhiều phân vùng con bên trong nó . Các phân vùng này được gọi là Phân vùng Logic .

1 ổ cứng chỉ chia được tối đa là 4 Phân vùng chính . Giới hạn này là do MBR của Ổ cứng chỉ chứa được 4 mục ( entry ) , cho phép ta lưu thông tin của 4 phân vùng đĩa . Tuy nhiên , nó có thể chứa vô số phân vùng Logic .

Một số qui ước

Đối với HĐH Windows , Nó qui ước tên 1 phân vùng được gọi là 1 ổ đĩa , Kí hiệu là : B , C , … .Ví dụ : Windows thường đặt tên cho phân vùng cài đặt HĐH của nó là ổ đĩa C . Win chỉ cài được trên Phân vùng Chính ( Primary Partition ) và sử dụng duy nhất 1 phân vùng để cài đặt HĐH .

HĐH Linux có thể cài được trên Primary Partition và Logical Partition . Linux cần 2 phân vùng để cài đặt HĐH :

1) Phân vùng gốc chứa hạt nhân và hệ thống File gọi là root partition ( Linux Native partition ). Linux sử dụng ký tự / để gán cho phân vùng gốc nơi Linux được cài đặt và lưu trữ file .

2) Phân vùng tạm , gọi là Swap partition dùng làm không gian trao đổi khi bộ nhớ vật lý ( như RAM ) bị đầy .

Hạt Nhân Linux chính là trái tim của HĐH , nó xem tất cả các loại đĩa và thiết bị đều ở dạng tập tin . Hệ thống File của Linux có rất nhiều thư mục , đứng đầu là thư mục gốc ( root directory )
Linux sử dụng lệnh mount để gán tên của 1 phân vùng vào tên của 1 thư mục bất kỳ . Đừng nhẫm lẫn với root directory của người dùng ( trong thư mục gốc có chứa 1 thư mục là root , đây là thư mục của tài khoản root ) .

Tìm hiểu và Sử Dụng Grub

-Một số chương trình chiếm giữ MBR gọi là chương trình Boot Manager hay Boot Loader . Chúng hiển thị menu cho phép người dùng chọn HĐH . Khi người dùng chọn 1 HĐH trong danh sách , chương trình Boot Loader sẽ nạp Boot Sector tương ứng với phân vùng chứa HĐH được chọn . Sử dụng Boot Loader , ta không cần đặt cờ Boot cho mỗi phân vùng chính .

Trường hợp cài Win và cài 2 distro là Ubuntu và Mint

Phương án đưa ra là : chia 5 phân vùng . Win cần 1 phân vùng chính . Nhóm còn lại nhét vào 4 phân vùng Logic trong 1 phân vùng mở rộng . U và Mint , mỗi distro cần 1 phân vùng để cài / , 1 phân vùng để làm thư mục /home chung cho U và Mint ( dung lượng cần lớn 1 chút , nếu có cài lại U và Mint thì khỏi phải config lại ) , còn 1 phân vùng được làm Swap chung .

Tuy nhiên , Linux xem ổ cứng là 1 tập tin sda hoặc là hda , mount nó vào thư mục /dev , kí hiệu là /dev/sda ( nếu ổ đĩa theo chuẩn SCSI ) hoặc /dev/hda chẳng hạn .

.Đã chia 1 phân vùng NTFS trong ổ cứng , kí hiệu là ổ C . ( Đây là phân vùng cài Win , kí hiệu trong Linux là /dev/sda1 )

-Ta cài Distro Ubuntu trên /dev/sda2 ( là phân vùng thứ 2 của ổ cứng )

Thực hiện : Nên cài HĐH nào trước ? Nên cài Win trước , sau đó thì cài U và Mint sau ( cái nào cũng trước cũng được vì cả 2 đều xài Grub ,rất dễ cấu hình và lựa chọn ) Quá trình cài Win thì các bạn tự tìm hiểu nha . Cài win rồi thì … tiếp theo là cài 2 OS còn lại . Sau đó giả sử cài U trước Mint : Các tài liệu hướng dẫn cài đặt thì trên mạng có đầy , tui không nhắc lại , Chỉ đề cập 1 số vấn đề rất nhỏ .
Bỏ qua các bước ban đầu , chú ý tới bước phân vùng đĩa để cài đặt , nên chọn chế độ chỉnh Manual.

Cài thư mục / và thư mục /home ở 2 phân vùng khác nhau .

Trong quá trình cài đặt , ở phần Advanced ( Nâng Cao ) , ta nên bỏ qua bước này vì mặc định Grub sẽ được cài đặt vào MBR và lưu thông tin trên phân vùng gốc được cài Ubuntu . Cần chú ý mục Install boot loader . Hình này là chụp trong máy ảo ( chỉ là hình sưu tầm , không phải tui chụp ) .

Zoom in (real dimensions: 684 x 462)Hình ảnh

và …..và …. Bắt đầu cài Mint . .
Các bước cài giống như trên , nhưng chú ý ở phần Manual . Chọn thư mục / và /home ở 2 phân vùng khác nhau . Do thư mục /home sẽ dùng chung với U nên ta sẽ cài nó vào chung phân vùng đã cài thư mục /home của U , nhưng quan trọng nhất là không click chọn vào ô format , nếu lỡ tay thì toàn bộ phân vùng cài thư mục /home của U coi như bị xóa sạch .

Đến phần Advanced ( Nâng Cao ) , chú ý mục Install boot loader . Có 2 phương án để bạn lựa chọn :

1) Nếu giữ mặc định , bỏ qua phần chọn Boot Loader , Grub của Mint sẽ cài đè lên Ảnh grub của U trong MBR . Ta vẫn khởi động vào U được nhưng khi vào U , gõ lệnh update-grub sẽ không còn tác dụng . Vào Mint , gõ lệnh update-grub thì có tác dụng . ( Chạy lệnh update phải dùng quyền sudo )
2) Nếu không muốn giữ mặc định , ta chọn trong mục Boot Loader , cài Grub lên cùng phân vùng với thư mục cài / của Mint , Ảnh Grub sẽ được cài vào Boot sector của Phân vùng cài Mint . Như vậy , Ảnh Grub trong MBR của U vẫn giữ nguyên , lệnh update-grub chỉ có tác dụng khi ta khởi động vào U và sử dụng U . Vẫn boot vào Mint được .

Tại sao không sử dụng thêm 1 phân vùng để chọn cài thư mục /boot sử dụng chung cho U và Mint ?

Kinh nghiệm : Khi tiến hành cài đặt U 10.04 32 bit và Mint 9 Isadora 32 bit , cài U trước , Mint sau , Cùng sử dụng chung 1 phân vùng để cài thư mục /boot ( lúc đó U và Mint cùng sử dụng nhân có số hiệu là 2.6.32-21 nhưng thực tế là 2 nhân của 2 bản là khác nhau , trong thư mục /boot cũng thấy rõ là có 2 nhân khác nhau ) nhưng lúc khởi động xong , chọn Boot là U thì nó toàn nhảy vào Mint ( thử thay đổi uuid cũng không được ) ( phải cài lại từ đầu đối với cả 2 bản , rất là đau đầu )

Trường hợp cài Win và cài 3 distro là Ubuntu , Mint , Fedora cũng tương tự .

Kỹ thuật LVM là 1 kỹ thuật hay , ở đây có thể ứng dụng khi sử dụng thư mục /home như 1 ổ LVM xài chung cho nhiều bản Linux .
Tài liệu về cài Fedora 13 và sử dụng LVM thì xem tại đây
Trong ubuntu cũng có công cụ LVM . Muốn sử dụng ở giao diện đồ họa ta cài 2 gói : lvm2 và
system-config-lvm . Cài bằng Synaptic hoặc sử dụng dòng lệnh cũng được .

Vấn Đề Phục Hồi Grub và Burg

Muốn tùy chỉnh và thay đổi màu hình nền dễ dàng khi khởi động , ta có thể dùng Burg cài đè lên Grub . Burg cũng là 1 chương trình Boot Loader , được viết tương tự như Grub , tuy nhiên nó lại rất dễ thay đổi hình nền khi khởi động . Chi tiết cài đặt xem tại đây. Muốn đổi theme thì nhấn phím t khi xuất hiện menu khởi động .

Do nguyên nhân gì đó khiến ta phải cài lại Grub , nếu quá trình này lặp lại nhiều lần có thể làm cho file ảnh Grub trong MBR sẽ bị lỗi , có trường hợp Boot vẫn được , nhưng chờ đợi rất lâu . Bản thân tui thì giải quyết theo cách sau : sử dụng Hiren Boot CD .

Khởi động máy , mở Bios , chọn khởi động từ đĩa CD . Đưa đĩa Hiren Boot vào . Chọn mục Start Boot CD . Hiện ra 1 bảng chọn , chọn số 9 , sau đó chọn mục MBR Tools như hình vẽ

Zoom in (real dimensions: 700 x 400)Hình ảnh

Tui thì chọn Công cụ MBR Work , dễ xài nhưng rất nguy hiểm , dễ mất dữ lệu như chơi . Xem hình :

Zoom in (real dimensions: 700 x 400)Hình ảnh

Sau khi chạy chương trình , nó hiện lên bảng sau :

Zoom in (real dimensions: 710 x 395)Hình ảnh

Ta cần chú ý số 4 và số 5 , xem hình :

Zoom in (real dimensions: 702 x 400)Hình ảnh

Bạn nào buồn đời , không biết làm gì thì có thể chọn số 4 .Chỉ 1 câu trả lời yes thôi , toàn bộ bảng thông tin về Partition ( Table of Partition ) sẽ không cánh mà bay , dữ liệu trên đĩa coi như khỏi xài =)) . Chỉ có 1 cách cứu , đó là trước khi thực hiện việc này , bạn phải backup MBR vào 1 file ( sử dụng phần mềm này hoặc 1 phần mềm MBR khác ) .Tuy nhiên , người ta chỉ xóa khi MBR bị nhiễm Virus quá nặng , không diệt được . Lúc đó , sẽ không ai lại đi dại dột làm công việc Backup 1 MBR đã bị nhiễm virus .

Cá nhân tui chỉ muốn xóa Grub trong MBR , do đó chọn số 5 ( cài đặt mã MBR chuẩn ) . Nhiệm vụ chính của nó là xóa bỏ các Boot Manager như Grub ,.. trong MBR . Do đó , sau khi khởi động lại , nếu có phân vùng nào được Active cờ Boot , Boot Sector của phân vùng đó sẽ được nạp vào MBR , HĐH tại phân vùng đó được khởi động . Điển hình là Win do Win được cài trên Phân vùng Chính nếu được Active .

Bây giờ , ta tiến hành cài lại Grub , sử dụng Live CD ubuntu 10.04 ( sử dụng bản U khác cũng được ) . Bỏ đĩa CD vào , chọn chạy thử với Ubuntu ( tiếng Anh là Try with … gì gì đó hổng nhớ ) . Mở Terminal lên , đánh lệnh này :

Mã:
  sudo mount /dev/sda8 /mnt

Với sda8 là phân vùng gốc cài Linux . ( Nếu xài Fedora vẫn có thể dùng Live CD của Ubuntu để phục hồi Grub ) . Còn muốn biết rõ Linux được cài trên phân vùng nào thì sử dụng tiện ích Disk Utility và Gparted trong Live CD của U ( mở mục System ->Administration lên sẽ thấy ) . Sau đó sẽ đánh lệnh sau :

Mã:
sudo grub-install –root-directory=/mnt /dev/sda

Lệnh này có tác dụng cài ảnh Grub được tạo bởi các tập tin của Grub được lưu trong thư mục gốc ở phân vùng /dev/sda8 ( qua trung gian là thư mục /mnt được liên kết bởi lệnh mount ) vào MBR của ổ cứng sda .

Vấn đề khác

Nếu trước đó Burg được cài chung với phân vùng cài Linux , sau khi cài Grub thì ảnh Burg đương nhiên bị xóa trong MBR . Ta tiến hành cài lại Burg từ Synaptic , tuy nhiên trong quá trình cài , không thấy xuất hiện các thông báo cấu hình cũng như phân vùng cài Burg ( hơi lạ vì cài Burg lần đầu tiên thì có thông báo rõ ràng ) . Quá trình cài không có vấn đề , nhưng khi khởi động lại thì không thấy ảnh nền của Burg , chỉ có Grub khởi động mà thôi mặc dù các tập tin cấu hình cho Burg đã được cài trong các thư mục /boot và /etc . Sao thế nhỉ ? Thử gõ lệnh :

Mã:
sudo burg-install /dev/sda

Nó thông báo quá trình cài đặt đã hoàn tất , không gặp lỗi . Tuy nhiên , khởi động lại vẫn không thấy menu của Burg . :( :( Như vậy lệnh trên có vấn đề trong trường hợp này .

Cuối cùng , tui gõ lệnh sau thì thành công :

Mã:
sudo burg-install –root-directory=/ /dev/sda

Lệnh này sẽ cài đặt menu của Burg từ phân vùng gốc vào MBR của ổ cứng sda .
Lệnh update-burg có tác dụng tương tự như update-grub ( phải sử dụng quyền sudo )
Các bước cấu hình , lựa chọn HĐH khi khởi động tương tự như Grub .
Thôi ngưng tại đây :x| :x|

nguồn: http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=58&t=443&start=90

 
2 bình luận

Posted by trên 01/01/2012 in Ubuntu + Debian

 

Vào Ubuntu sau khi cài lại Windows Xp or Windows 7


  1. Boot máy bằng một đĩa CD Ubuntu, vào chế độ LiveCD.
  2. Mở Terminal rồi chạy lệnh: sudo fdisk -l

Giả sử màn hình có kết quả cuả lệnh fdisk như sau:

Các partition sda1 và sda5 là partition Linux, sda2 là extended partition có chứa sda3, sda4 là partition Windows (ntfs).

Chạy lệnh fdisk chỉ để đọc các partition có trên ổ cứng. Nếu trước đó đã nhớ là Ubuntu cài trên partition nào thì không cần chạy lệnh này.

Giả sử trước đó ta cài Ubuntu lên sda5 thì lệnh tiếp theo như sau:

sudo mount /dev/sda5 /mnt

Lệnh này mount sda5 vào thư mục /mnt

Chạy tiếp lệnh:

sudo grub-install --root-directory=/mnt/ /dev/sda

Chú ý trong lệnh trên, cụm ký tự cuối là /dev/sda, không phải /dev/sda5.

Lệnh này cài phần mềm quản lý boot grub2 lên ổ cứng sda và trỏ đến thư mục gốc là sda5 đã được mount vào /mnt. để tiếp tục quá trình boot.

  1. Khởi động lại máy từ ổ cứng. Boot menu của Ubuntu sẽ xuất hiện nhưng chưa có Windows. Cho khởi động tiếp vào Ubuntu.
  2. Trong Ubuntu, mở terminal rồi chạy lệnh:

sudo update-grub

Lệnh này bảo grub dò tìm trên ổ cứng các hệ điều hành khác đã cài và cập nhật nó vào boot menu. Khởi động lại máy sẽ thấy Windows xuất hiện trong boot menu của Ubuntu.

nguồn: http://www.tailieuit.com/4r/threads/vao-ubuntu-sau-khi-cai-lai-windows-xp-or-windows-7.314/

 
 

Repair/ Reinstall GRUB bootloader với đĩa cài Ubuntu


Sau khi cài lại win,các bạn sẽ không vào được ubuntu ( trước đó các bạn cài song song Ubuntu và win).Vậy các bạn hãy làm theo hướng dẫn dưới đây!
Trong hướng dẫn này,  tôi sẽ sử dụng chương trình Boot Repair để sửa lỗi hoặc cài đặt GRUB bootloader cho Ubuntu phiên bản 11.04/10.0/10.04. Sử dụng Boot Repair khá đơn giản và hiệu quả. Thực hiện theo các bước sau:

1. Khởi động máy tính với đĩa cài đặt Ubuntu (Live CD/USB)
2. Khi đĩa cài đặt Ubuntu khởi động đến menu lựa chọn, chọn “Try Ubuntu without installing”. Có thể Ubuntu khởi động vào giao diện đồ họa, chọn “Try Ubuntu”.

Lựa chọn “Try Ubuntu”
3. Chạy cửa sổ lệnh Terminal (menu Applications > Accessories > Terminal hoặc dùng tổ hợp phím Ctrl + Alt +T). Trên cửa sổ lệnh, để cài đặt Boot Repair lần lượt gõ các lệnh sau:

sudo add-apt-repository ppa:yannubuntu/boot-repair
sudo apt-get update
sudo apt-get install -y boot-repair-ubuntu

4. Sau khi cài đặt Boot Repair, chạy chương trình (menu System > Administration > Boot Repair)

 
Chạy Boot Repair
5. Trên giao diện của Boot Repair, nhắp chuột vào “Advances options”:
Boot Repair
Trên giao diện Advanced của Boot Repair chú ý hai tab “Main options” và “GRUB location”
Boot Repair – tab Main options
Boot Repair – tab GRUB Location
Trên tab “Main options”, bỏ chọn “Repair file system”.Trên tab “GRUB location” chọn “OS to boot by default” là phiên bản Ubuntu đang cài đặt. Chọn “Place GRUB into” là ổ cứng khởi động máy tính. Trong ví dụ này lưu ý máy tính có 02 ổ cứng, sda cài đặt Windows, sdb cài đặt Ubuntu, thế nên chọn “Place GRUB into” là sda. Nhắp nút Apply để chương trình bắt đầu thực hiện việc repair/ reinstall GRUB bootloader.
Kết thúc sẽ có thông báo:

Bỏ đĩa cài Ubuntu và khởi động lại máy tính để kiểm tra menu GRUB.

Nguồn: http://chuotbachneo.blogspot.com/2011/09/repair-reinstall-grub-bootloader-voi-ia.html

 
 

Cơ bản về lệnh Tar trên Linux


Cơ bản về lệnh Tar trên Linux

Trước tiên ta cần biết lệnh Tar là gì ?
tar (Tape ARchive) là công cụ được sử dụng để gom 1 nhóm file(s) (folder là 1 loại file đặc biệt) thành 1 file duy nhất – file này được gọi là archive, hoặc để bung (xả) các file trong archive. Người dùng Linux thì chắc chắn phải biết dùng lệnh Tar. Trong bài này mình sẽ trình bày 1 vài option thông dụng của lệnh tar, và mỗi option sẽ có đi kèm với ví dụ cụ thể.

Những điều cần lưu ý : 
(Có thể mới vào đọc chưa hiểu gì, cứ biết vậy trước đã, đọc các ví dụ bên dưới rồi sẽ hiểu các lưu ý này)
_ Khi thao tác với file lưu trữ (archive) thì bắt buộc phải có option -f
_ Mặc định trong file lưu trữ không chứa đường dẫn tuyệt đối , nên sẽ tự động bỏ dấu “/” ở đầu mỗi tên file
“Removing leading `/’ from member names”
Nếu muốn giữ địa chỉ tuyệt đối thì thêm option –P . Khi giải nén nếu có –P thì sẽ giải nén theo địa chỉ tuyệt đối , nếu không có thì sẽ giải nén theo địa chỉ tương đối
_Khi tạo file lưu trữ mới trùng tên thì chương trình sẽ tự động overwrite file lưu trữ cũ mà không cần hỏi , để không overwrite thì thêm option –k . Thêm option –r thì các file mới sẽ được ghi thêm vào cuối file lưu trữ cũ. Thêm option –backup để tạo file dự phòng file lưu trữ cũ khi có overwrite
_ Mặc định tar sẽ lưu trữ đệ quy vào sâu bên trong các thư mục con , để không đệ quy thì thêm option –no-recursion (tùy phiên bản , có hoặc không) , ngược lại thêm option –recursion
_ Mặc định lệnh tar sẽ giữ nguyên permission của các file (nghĩa là không cần option –p) , nếu muốn thay đổi permission thì thêm option –no-same-permissions

Cơ bản về lệnh Tar

Đầu tiên là phải biết ý nghĩa 1 vài ký tự trong câu lệnh trước đã
image001 Cơ bản về lệnh Tar trên Linux
-> dấu “/” : current directory, đang đứng ở root directory / (giống như C:/ bên Windows vậy)
-> dấu “#” : đang thực thi với quyền root (tương tự Administrator bên Windows)
-> lệnh “ls” : list – liệt kê các file/folder tại thư mục hiện hành (tương tự lệnh dir bên Windows)

*** tạo file lưu trữ -c
# tar –cf home.tar home
-> tạo file home.tar chứa toàn bộ thư mục homes

*** tạo file lưu trữ với nhiều đối số
# tar –cf abc.tar home root etc error.log
-> tạo file lưu trữ abc.tar với các đối số là thư mục home , etc , root và file error.log

*** tạo file lưu trữ chỉ lấy các đối số nằm trên current directory

image002 Cơ bản về lệnh Tar trên Linux
-> lệnh “ls -R” : liệt kê tất cả các file từ folder cha đến con (-R : recursion – đệ quy)
Ở thư mục hiện hành có các file là a, b, c và folder A, B, C. Trong folder A có file d, e, f và folder D

image003 Cơ bản về lệnh Tar trên Linux
-> dấu “*” : tất cả
-> option –no-recursion : không đệ quy
-> tar -tf test.tar : xem nội dung file test.tar vừa tạo ở trên. Kết quả xuất ra màn hình cho biết file test.tar chứa file a, b, c và 3 folder rỗng là A, B, C

*** bung (extract) file lưu trữ -x
# tar –xf home.tar

-> extract file home.tar tại current directory
# tar –xvf home.tar –C /test

-> extract file home.tar vào thư mục /test , thêm –v để xem quá trình extract
image005 Cơ bản về lệnh Tar trên Linux

*** extract 1 file cụ thể
image006 Cơ bản về lệnh Tar trên Linux
extract file a
# tar –xf test.tar a
(file nào cần extract thì phải ghi đúng đường dẫn trong file lưu trữ)

*** extract từ vị trí 1 file cụ thể đến file cuối cùng -K
image007 Cơ bản về lệnh Tar trên Linux
-> option -tjf : xem file nén định dạng bz2 (bunzip2, sẽ trình bày bên dưới). Trong file test.bz2 có 5 file a b c d e. Ta sẽ extract từ file c đến hết. Kết quả ta sẽ có file c d e

Khi create/extract lượng dữ liệu lớn , nếu ta không thể theo dõi hết quá trình thực hiện và có thể sẽ có một vài lỗi nào đó xảy ra thì nên ghi lại những thông báo lỗi vào file log bằng cách thêm dòng lệnh 2>> <filelog> vào cuối câu lệnh.
# tar –xf test.tar 2>> error.log

*** xem cả permission trong file archive –v
image008 Cơ bản về lệnh Tar trên Linux
Xét folder C cụ thể : permission của nó là : drwxr-xr-x
ký tự d ở đầu thông báo C là Directory (Folder)
9 ký tự còn lại sẽ chia làm 3 nhóm : rwx r-x r-x
-> chủ nhân (người tạo file/folder) có quyền đọc (read), ghi (write) và thực thi (execute)
-> những user cùng group có quyền r-x : read và excute, không có quyền write
-> others cũng chỉ có quyền read và execute

*** tạo file lưu trữ “có chọn lọc” –exclude=<pattern>
image009 Cơ bản về lệnh Tar trên Linux
-> thư mục hiện hành có file a b c và folder D
-> tạo file test.tar chứa tất cả các file/folder tại thư mục hiện hành, ngoại trừ file a và folder D

*** thêm file vào trong file lưu trữ -r (hoặc –u)
image010 Cơ bản về lệnh Tar trên Linux
image011 Cơ bản về lệnh Tar trên Linux

(nếu tiếp tục thêm file x vào test.tar thì chương trình vẫn gắn vào cuối file test.tar , khi extract thì sẽ lấy file cuối cùng vì các file trước đã bị overwrite)
Option –u : chỉ thêm vào nếu file đó mới hơn file đã tồn tại trong file lưu trữ

*** “nối” 2 file lưu trữ với nhau –A
image012 Cơ bản về lệnh Tar trên Linux

1 lần chỉ nối được 2 file

*** xóa file trong file lưu trữ –delete
image013 Cơ bản về lệnh Tar trên Linux

*** nén/giải nén với gzip –z và bzip2 -j
image014 Cơ bản về lệnh Tar trên Linux
-> lệnh “ls -li” : liệt kê file/folder trong thư mục hiện hành 1 cách chi tiết , ở đây nói đến nén thì ta chỉ cần quan tâm đến cột dung lượng (cột ở giữa chữ root và chữ Dec), đơn vị là byte

Quá trình giải nén (thay –c bằng –x , có thể thêm –v để xem quá trình giải nén , dùng option nén nào (ở đây là –z) thì giải nén –x , hoặc xem nội dung file –t cũng phải có option đó)
image015 Cơ bản về lệnh Tar trên Linux
Bzip2 –j cũng tương tự gzip , bzip2 tỉ lệ nén cao hơn gzip
(nên đặt đuôi file theo đúng chuẩn để khi giải nén còn biết dùng option nào)

*** so sánh các file trong file lưu trữ với các file bên ngoài –d 
Trong file test.bz2 có 5 file là a b c d e , bên ngoài có file c d e (file c bên ngoài đã được thay đổi nội dung so với file c bên trong file nén)
image016 Cơ bản về lệnh Tar trên Linux
-> so sánh các file trong file nén test.bz2 với các file a b c d e f tại thư mục hiện hành. Kết quả :
file a và b tại thư mục hiện hành không tồn tại
file c có sự thay đổi
file d và e không có gì thay đổi

Nguồn: http://www.tailieuit.com/4r/threads/co-ban-ve-lenh-tar-tren-linux.316/

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên 25/12/2011 in Linux

 

Classic Menu Indicator on Ubuntu 11.04 Natty Narwhal / Ubuntu 11.10 Oneiric Ocelot.


To install this Classic Menu applet open Terminal  and copy the following commands in the Terminal:

sudo add-apt-repository ppa:diesch/testing
sudo apt-get update
sudo apt-get install classicmenu-indicator

when installation complete logout and login back, you will see the icon of Classic menu indicator in the Unity bar, Click on the icon and list will be pop-down.

 
 

How To Disable Global Menu In Ubuntu 11.10


To disable the Global Menu, use the following Terminal command. Once done, log out or restart your system for changes to take effect.

sudo apt-get remove appmenu-gtk3 appmenu-gtk appmenu-qt

This process is completely revertible and the changes can be undone by re-installing the package from the below given command. Once the package is installed, restart your computer.

sudo apt-get install appmenu-gtk3 appmenu-gtk appmenu-qt
 
 

Sửa lỗi và phục hồi Grub từ đĩa CD


Grub là một thành phần quản lý khởi động của Ubuntu, thay bạn tạo ra Menu boot để vào hệ thống. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng Grub bị hỏng, không khởi động được, những lúc này, cách duy nhất để làm là cài đặt lại hệ thống. May mắn thay, đã có nhiều hướng dẫn của các chuyên gia về Linux trên toàn thế giới giúp bạn khắc phục điều này. Hôm nay, unlimited xin giới thiệu đến các bạn yêu máy tính nói chung và Linux Ubuntu nói riêng một công cụ dùng để fix và restore lại Grub (Grub2) đó là Rescatux.

Rescatux là một công cụ chạy trực tiếp trên đĩa CD dùng để phục hồi Grub/Grub 2 rất dễ dàng chỉ trong vài giây thông qua giao diện GUI (Graphic User Interface). Hơn nữa, phiên bản mới nhất của Rescatux ( xuất hiện cách đây một vài ngày) mang đến chức năng ép hệ thống tìm kiếm và phục hồi file Grub/Grub 2. Phần mềm này có thể phục hồi lại Grub vào một phân vùng MBR của mọi phiên bản phân phối của Linux, tuy nhiên tính năng vừa kể trên chỉ áp dụng được trên nền tảng Debian Linux (Ubuntu, Linux Mint và nhiều bản khác)

 

Workspace201 016 Sửa lỗi và phục hồi Grub từ đĩa CD YeuMayTinh.INFO 

 

Để sử dụng Rescatux, bạn chỉ việc ghi ra đĩa CD hoặc tạo tính năng Bootable trên USB, sau đó Boot vào CD/USB và màn hình Grub sẽ xuất hiện :

 

Workspace201 017 Sửa lỗi và phục hồi Grub từ đĩa CD YeuMayTinh.INFO 

 

Sau đó, bạn chọn mục “grub-install” để phục hồi Grun và cuối cùng nhấn “update-grub”, sau đó khởi động lại hệ thống.

Workspace201 018 Sửa lỗi và phục hồi Grub từ đĩa CD YeuMayTinh.INFO 

 

 

Workspace201 018 Sửa lỗi và phục hồi Grub từ đĩa CD YeuMayTinh.INFO 

 

 

Workspace201 019 Sửa lỗi và phục hồi Grub từ đĩa CD YeuMayTinh.INFO 

 

Rescatux hỗ trợ Grub và cả Grub 2. Bạn có thể download tại đây

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên 17/12/2011 in Linux

 

Nhãn: ,

Khắc phục lỗi khởi động của Window và Linux bằng Super Grub Disk


Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống bật máy lên nhưng hệ thống của bạn không thể khởi động? Trong bài này chúng tôi sẽ giúp bạn khắc phục một số vấn đề trong khởi động Window và Linux bằng một công cụ nhỏ nhưng hữu ích, Super Grub Disk.

SGD có thể vòng tránh qua hoặc sửa các bộ khởi động bootloader hiện đang gặp trục trặc, những lỗi có thể khiến chúng ta mất đến cả đêm để khắc phục. Tất cả không đến 2MB. Đó là sự thật, thậm chí ứng dụng còn có thể chạy từ một floppy disk.

SGD có thể thực hiện những gì và không thể thực hiện những gì

Super Grub Disk về cơ bản là một cài đặt Grub trên CD được cấu hình một cách thông minh. Điều này có nghĩa nó có thể quản lý tất cả các nhiệm vụ một bộ bootloader có thể thực hiện, cụ thể là khởi chạy hệ điều hành của bạn. Bạn có thể sử dụng SGD để băng qua hoặc sửa chữa bootloader bị lỗi, tuy nhiên không thể khôi phục một số file bị mất hoặc chạy các trình quét virus hoặc các nhiệm vụ mức ứng dụng khác, đây cũng là nhược điểm của tiện ích nhưng chúng ta cần biết kích cỡ thực của nó để đánh giá đúng một cách công bằng.

Download Super Grub Disk

Bạn có thể download file Super Grub Disk ISO tại đây. Có nhiều phiên bản được cung cấp sẵn, mặc dù vậy chúng tôi khuyên các bạn nên download phiên bản lai gần đây nhất. Image này có thể làm việc trên cả CD và thiết bị USB.

Burn và khởi động SGD

File ISO lai có thể được cài đặt vào thiết bị CD hoặc USB, mặc dù vậy phương pháp CD vẫn là phương pháp được khuyến khích hơn cả vì các công cụ burn thường tin cậy và dễ kiếm hơn.

Từ Linux, bạn có thể burn file ISO vào CD bằng một ứng dụng burn CD chẳng hạn như tùy chọn Burn Imagecủa Brasero. Nếu muốn khởi động từ USB, công cụ UNetBootin cũng có thể giúp bạn thực hiện công việc đó.

Từ Windows, bạn có thể download tùy chọn Burn ISO Image trong chương trình burn CD ưa thích của mình hoặc sử dụng một ứng dụng burner miễn phí nào đó, chẳng hạn như Deepburner. Với USB, hãy sử dụng công cụ Lili USB Creator.

Khi hoàn tất, khởi động lại hệ thống của bạn bằng CD hoặc USB. Nếu không khởi động được SGD, bạn cần kiểm tra các thiết lập trong BIOS hệ thống của bạn để đảm bảo thiết bị mình muốn khởi động nằm ở phía trên trong danh sách ưu tiên khởi động.

super grub disk main

Vòng tránh Bootloader bị trục trặc

Đầu tiên, bạn sẽ phải bảo đảm rằng nó phát hiện được tất cả các hệ điều hành đang tồn tại. Chọn tùy chọn từ màn hình chính và thẩm định rằng các kết quả là đúng với những gì bạn đã cài đặt.

super grub disk detect

Trong ví dụ này, chúng tôi đã cài đặt Windows và Linux, tuy nhiên MBR của ổ cứng bị trục trặc nên không thể khởi động được cả hai hệ điều hành. Bằng cách chọn hệ điều hành đã được phát hiện, chúng ta có thể load Linux hoặc Windows và sử dụng các công cụ khôi phục hay sửa chữa mà hệ điều hành cung cấp.

Sửa

Như lưu ý ở trên, Super Grub Disk chỉ là một cài đặt Grub thông minh, không phải là một bộ các công cụ. Nó tuyệt vời ở chỗ kích thước nhỏ gọn chứ không có nghĩa công cụ sẽ có nhiều tính năng quan trọng như vẫn có trong các công cụ khôi phục mạnh. Grub chỉ có tiện ích dòng lệnh để giúp bạn khắc phục sự cố và sửa các vấn đề khởi động, SGD cung cấp sự truy cập đó.

Sau khi phát hiện các hệ điều hành, nhấn “c” để vào nhắc lệnh. Từ đây, bạn có thể sử dụng shell tối thiểu để thực hiện một số hành động cơ bản như phân vùng, quản lý các modul nhân, thiết lập chế độ video và một số nhiệm vụ hệ thống khác. Để có được một danh sách hoàn tất các lệnh có sẵn cho shell này, nhấn tab Tab trên dòng trống.

super grub disk shell

Kết luận

Có được một công cụ giống như Super Grub Disk chắc chắn chúng ta sẽ không phải tốn nhiều giờ trong lỗi thất vọng và tốn nhiều hơn khoảng thời gian như vậy cho việc thực hiện cài đặt lại hệ điều hành. Với các tính năng khởi động được minh chứng ở đây, SGD nên là một công cụ mà bạn cần có trong bộ kit của bạn.

 
Bình luận về bài viết này

Posted by trên 17/12/2011 in Linux